Thi công hoàn thiện là công việc sau khi thi công xong phần thô của ngôi nhà thì bước tiếp theo quan trọng không kém đó chính là hoàn thiện công trình để có thể sớm đưa vào sử dụng.
Kết thúc giai đoạn xây dựng phần thô thì coi như ngôi nhà của bạn đã thi công được khoảng 70%, còn lại là thời gian dành cho việc hoàn thiện các hạng mục công trình. Tuy nhẹ nhàng hơn nhưng đây lại là quá trình dễ phát sinh chi phí ngoài dự kiến nhiều nhất bởi tiến độ có thể không đảm bảo như khi xây dựng phần thô hay chủ nhà muốn thay, đổi mới chất liệu, nội thất cho phù hợp hơn với phong thủy, phong cách của mình hoặc phải nguyên vật liệu phát sinh thêm trong quá trình hoàn thiện.
Tổng quát về phần thi công hoàn thiện
Quá trình thi công hoàn thiện ngôi nhà được thực hiện lần lượt theo quy trình các bước từ trát tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn bả tường đến lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện, cấp thoát nước, điện thoại, chống sét và cuối cùng là lắp đặt nội thất.
Đối với công việc trát tường thì cần lưu ý trộn vữa đúng theo tỷ lệ quy định trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công đồng thời sau khi trát xong chủ nhà phải kiểm tra độ phẳng và chất lượng của vữa trước khi bắt đầu các công tác sơn bả. Còn với láng sàn thì phải dùng vữa và xi măng cán nền thẳng trước khi lát gạch.
Tiếp theo là bước ốp lát gạch cũng cần tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn quy định của nhà sản xuất. Khi lát thì mạch gạch cần phải đều và các viên gạch phải thẳng nhau. Có hai loại gạch để lựa chọn là gạch men giá thấp nhưng ít bền, có thể phai màu hoặc lớp men bị tróc theo thời gian còn gạch bột đá ép thì giá cao hơn nhưng bền màu. Ngoài ra chủ nhà còn có thể thay gạch ốp bằng gỗ hoặc xi măng giả gỗ,..
- Sơn bả tường là một công đoạn quan trọng nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền của công trình, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn khác nhau, nếu xét về tính dung môi thì có sơn gốc nước và sơn gốc dầu, trong đó sơn gốc nước được ưa chuộng hơn bởi nó tiện dụng và không gây độc hại cho sức khỏe đồng thời hạn chế được các tác động từ môi trường.
- Sơn gốc nước thường được sử dụng để sơn tường bởi màng sơn cho phép lượng hơi ẩm nhất định bên trong tường thoát ra ngoài mà không gây phồng rộp.
- Sơn gốc dầu chủ yếu dùng cho bề mặt gỗ và kim loại. Thêm vào đó nếu xét về chức năng sử dụng thì sơn trong nhà có đặc tính khả năng chùi rửa, vệ sinh, bề mặt nhà mịn còn sơn ngoài trời có đặc tính chống rêu mốc, bám bụi, chống thấm và bền màu.
- Công tác lắp đặt điện, nước và các hệ thống kỹ thuật như bồn nước, bồn vệ sinh, bóng đèn điện,..cần được thực hiện theo đúng bản vẽ kỹ thuật đồng thời đảm bảo hệ thống tiêu chuẩn hiện nay. Điều quan trọng là phải bền vững, an toàn và tiết kiệm điện, phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình đồng thời nên chọn các sản phẩm có thương hiệu và uy tín.
- Còn đối với công đoạn cuối cùng là lắp đặt nội thất thì cần xác định các đồ nội thất phù hợp với nhu cầu và sở thích của bạn và gia đình, ngoài ra cần đáp ứng được diện tích và hài hòa với màu sơn tường và kiến trúc của ngôi nhà.
Lưu ý :
Bạn cũng cần giữ lại những bản thiết kế ấy cẩn thận để sau này nếu khi nào phát sinh việc sửa chữa thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Đối với câu chuyện phần Điện nước của ngôi nhà thì đó lại là một câu chuyện thiết kế hoàn toàn khác, nó là thiết kế Cơ Điện cho ngôi nhà. Bạn cần thuê riêng một nhà thầu chuyên thi công Cơ Điện hơn là để chủ thầu xây dựng làm việc.
Hạn chế phát sinh chi phí
Trong giai đoạn hoàn thiện ngôi nhà, điều mà bạn cần quan tâm đó là hạn chế phát sinh chi phí ở mức thấp nhất. Chi phí phát sinh thường nằm ở các nguyên vật liệu đáp ứng cho quá trình hoàn thiện như gạch ốp lát hay sơn tường,….thêm vào đó hệ thống điện, nước, kỹ thuật và nội thất cho gia đình. Để tránh được tình trạng phát sinh chi phí này, bạn cần lưu ý một số vấn đề như nhất quán theo kế hoạch ban đầu, đồng thời phải tuân thủ theo thiết kế kiến trúc và bản vẽ chi tiết.
Thêm vào đó phải có sự tham gia của kiến trúc sư tư vấn ngay từ đầu về các giải pháp nội thất để chọn lựa nội thất phù hợp cho ngôi nhà.
Ví dụ : Tận dụng gạch nhỏ và trang trí thay vì ốp lát , sơn mới …
Đồng thời xác định các chi phí có thể chi trong tương lai, không nhất thiết là phải ngay thời điểm hoàn thiện ngôi nhà giúp hạn chế thấp nhất chi phí phát sinh. Đối với các tiện nghi sinh hoạt hoặc nội thất gia đình có thể sắm sửa dần dần khi bạn có điều kiện hơn, không nhất thiết phải mua tất cả trong một lần nếu không đủ chi phí.